Skip to content Skip to footer

MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CẦN LƯU Ý KHI ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI GIẢM GIÁ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ (LUẬT SƯ TƯ VẤN UY TÍN TẠI HÀ NỘI)

Theo quy định tại Điều 88 Luật thương mại 2005: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”. Một trong những hình thức khuyến mại phổ biến hiện nay chính là: Giảm giá hàng hoá, dịch vụ nhằm quảng bá, khuyến khích, thúc dẩy việc bán các sản phẩm, dịch vụ của mình. 

Vậy khi thực hiện chương trình giảm giá hàng hoá, dịch vụ thì bên thực hiện cần lưu ý những gì? Bài viết sau đây Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin chia sẻ một số quy định pháp luật về thực hiện chương trình khuyến mãi giảm giá hàng hoá, dịch vụ.

​​​​​​I. Cơ sở pháp lý:

– Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11;

Nghị định 81/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/05/2018 quy định chi tiết Luật Thương Mại về Hoạt động xúc tiến thương mại (“Nghị định 81/2018/NĐ-CP”);

II. Nội dung:

1. Khái quát chung về hoạt động giảm giá hàng hoá, dịch vụ:

Hoạt động giảm giá hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại Điều 92 Luật Thương mại 2005 được gọi đầy đủ là: Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. 

Các loại hình giảm giá hàng hoá, dịch vụ phổ biến trên thị trường hiện nay như:

– Giảm giá trực tiếp khi khách hàng mua hàng hoá/sử dụng dịch vụ;

– Giảm giá khi khách hàng mua từ sản phẩm/dịch vụ thứ hai/thứ ba…;

2. Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định số 81/2028/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính Phủ:

a. Đối với các chương trình khuyến mại tập trung:

Các chương trình khuyến mại tập trung theo quy định pháp luật gồm:

– Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức;

– Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động (Tết Âm lịch, các ngày nghĩ lẹ, tết khác).

Đối với các chương trình này được áp dụng mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

b. Đối với các chương trình giảm giá không thuộc các chương trình khuyến mại tập trung nêu trên:

Mức giảm giá tối đa với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại này không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

VD: Trước thời gian khuyến mại, sản phẩm có giá bán trên thị trường là 1.000.000 đồng thì khi thực hiện chương trình giảm giá, mức giảm tối đa có thể thực hiện là 500.000 đồng.

Đây là quy định phù hợp với thực tiễn, tránh những hành vi lơi dụng việc giảm giá hàng hoá nhằm mục đích xấu như: rửa tiền, cạnh tranh không lành mạnh…

c. Các hàng hoá, dịch vụ sau đây thì không bị giới hạn bởi mức giảm giá tối đa:

– Hàng hóa dịch vụ khi thực hiện chính sách bình ổn giá của Nhà nước;

– Hàng thực phẩm tươi sống;

– Hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, giải thể, thay đổi địa điểm, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Đây là những trường hợp đặc biệt cần thúc đẩy việc bán, tiêu thụ, sử dụng hàng hoá, dịch vụ nên Nhà nước không giới hạn mức giảm giá.

3. Thời hạn áp dụng chương trình khuyến mại giảm giá:

Nhằm mục đích bảo vệ sự cạnh tranh về giá cả trong kinh doanh và các mục đích không lành mạnh khác, căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 81/2018/NĐ-CP: Tổng thời gian được thực hiện chương trình giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm.

Thương nhân có thể tuỳ theo nhu cầu mà thực hiện chương trình giảm giá một lần trong một năm hoặc chia thành nhiều đợt giảm giá khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo không vượt quá tổng số 120 ngày trong một năm đối với một loại hàng hoá, dịch vụ

Lưu ý: Tổng thời gian trên không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung nêu tại Mục 2a và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

4. Các hành vi bị cấm trong khuyến mại giảm giá:

– Giảm giá trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể;

– Giảm giá  xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu;

– Lợi dụng hình thức khuyến mại giảm giá để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ;

– Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi;

– Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức;

–  Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác;

– Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

– Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh…

Bên thực hiện cần lưu ý các hành vi bị cấm nêu trên để tránh bị xử phạt khi thực hiện hoạt động khuyến mại của mình.

6. Thông báo hoạt động khuyến mại giảm giá với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện:

Căn cứ Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, Thương nhân chỉ cần thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến tất cả các Sở Công Thương nơi tổ chức khuyến mại (tại địa bàn thực hiện khuyến mại) trước khi thực hiện chương trình khuyến mại mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Tức là chỉ cần thông báo, không cần chờ xác nhận của Sở Công thương mới được quyền thực hiện.

Thời hạn gửi thông báo: Hồ sơ thông báo phải được gửi đến Sở Công Thương tối thiểu trước 03 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.

Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo thực hiện khuyến mại khi khuyến mại:

– Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng;

– Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến.

Trên đây là bài viết về các lưu ý khi thực hiện hoạt động khuyến mại giảm giá hàng hoá, dịch vụ của thương nhân. Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp lý cho cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực thương mại, tư vấn, thực hiện các thủ tục thông báo khuyến mại theo quy định của pháp luật. 

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Phó Giám đốc Nguyễn Thị Hoa hoặc Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Luật sư tư vấn Hà Nội theo thông tin sau:

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: 5 Ngách 252/115 Tây Sơn, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: [email protected] Hotline: 0961614040 – 0922224040 – 0945174040

Leave a comment

Mạng xã hội
Chúng tôi giải quyết các vấn đề của bạn trong khu vực tư nhân và hỗ trợ doanh nghiệp của bạn.
 

Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo, vui lòng trao đổi với Luật sư, Chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế. Yêu cầu phải trích dẫn nguồn khi sao chép và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung các trang được mở ra ở cửa sổ mới.

Liên hệ
  • Trụ sở chính: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
  • VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
  • VP2: Số 5 Ngách 252/115 Phố Tây Sơn, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
  • Hotline: 09 6768 7086
  • Hotline: 09 0161 4040
  • Email: [email protected]
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

    Website cùng hệ thống

    © 2025. Copyright HT Legal VN Law Firm

    Ngôn Ngữ »
    All in one