Skip to content Skip to footer

DOANH NGHIỆP TỔ CHỨC LÀM THÊM GIỜ CÓ CẦN SỰ ĐỒNG Ý CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG? (LUẬT SƯ TƯ VẤN UY TÍN TẠI HÀ NỘI)

Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi đến quý khách bài viết sau đây về vấn đề liệu doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ có cần sự đồng ý của người lao động không:

1. Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2020 (“Nghị định 145/2020/NĐ-CP”);
  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2022 (“Nghị định 12/2022/NĐ-CP”).

2. Nội dung:

  • Điều 107.2 Bộ luật Lao động 2019 quy định rằng sự đồng ý của người lao động là một trong những yêu cầu người sử dụng lao động cần đáp ứng khi muốn người lao động làm thêm giờ:

“Điều 107. Làm thêm giờ

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.”

Tại Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định về sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ như sau:

“Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ

Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:

a) Thời gian làm thêm;

b) Địa điểm làm thêm;

c) Công việc làm thêm.

Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.”

Như vậy, trừ một số trường hợp đặc biệt, việc sử dụng người lao động làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động.

  • Những trường hợp đặc biệt không cần sự đồng ý của người lao động được quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Điều 108. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.”

  • Mức phạt đối với việc sử dụng người lao động làm thêm giờ không có sự đồng ý của người lao động được quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:

3) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.”

Theo đó, mức phạt đối với việc huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động là 20 đến 25 triệu đồng đối với cá nhân và nhân đôi đối với người sử dụng lao động là tổ chức theo Điều 6.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

“Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

  1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Trên đây là bài viết về vấn đề liệu doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ có cần sự đồng ý của người lao động không. Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp lý lao động cho doanh nghiệp.

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

Luật sư điều hành Nguyễn Thanh Trung hoặc Luật sư tư vấn Hà Nội hoặc Luật sư tư vấn HT Legal VN theo thông tin sau:

Email: [email protected]        Hotline:  0967687086 – 0901614040

Leave a comment

Mạng xã hội
Chúng tôi giải quyết các vấn đề của bạn trong khu vực tư nhân và hỗ trợ doanh nghiệp của bạn.
 

Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo, vui lòng trao đổi với Luật sư, Chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế. Yêu cầu phải trích dẫn nguồn khi sao chép và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung các trang được mở ra ở cửa sổ mới.

Liên hệ
  • Trụ sở chính: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
  • VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
  • VP2: Số 5 Ngách 252/115 Phố Tây Sơn, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
  • Hotline: 09 6768 7086
  • Hotline: 09 0161 4040
  • Email: [email protected]
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

    Website cùng hệ thống

    © 2025. Copyright HT Legal VN Law Firm

    Ngôn Ngữ »
    All in one