Hỏi: Vợ chồng tôi cùng sở hữu tài sản là căn nhà 3 tầng trên phố X. Tôi sử dụng ngôi nhà này để thế chấp cho ngân hàng D để cho E và F (là con trai và con dâu của tôi) vay 500 triệu đồng. Vậy trường hợp này của tôi có phải là hình thức dùng tài sản của bên thứ ba thế chấp hay không? Và khi dùng tài sản của bên thứ ba để thế chấp ngân hàng cần phải lưu ý những gì?
Hiện nay việc vay ngân hàng không còn quá xa lạ với mỗi người, nhưng người đi vay có thể dùng chính tài sản của mình hoặc dùng tài sản của người thứ ba để thế chấp cho ngân hàng. Tuy nhiên việc dùng tài sản bên thứ ba thế chấp làm không ít rủi ro có thể xảy ra. Bài viết sau đây, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng.
I. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
II. Nội dung
Căn cứ Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp”
Do đó có thể hiểu, thế chấp tài sản của bên thứ ba là việc bên thế chấp dùng tài sản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ cho một bên khác vay ngân hàng. Các chủ thể trong quan hệ cho vay thế chấp tài sản của bên thứ ba được xác định như sau:
– Bên thế chấp: Bên có tài sản được mang đi thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ của người khác.
– Bên nhận thế chấp: Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác thực hiện việc nhận thế chấp.
– Bên vay: là người vay vốn tại tổ chức tín dụng.
Việc dùng tài sản của bên thứ ba thế chấp tuy thuận tiện cho bên vay tuy nhiên cũng có khả năng xảy ra nhiều rủi ro mà các bên không thể lường trước được, Công ty Luật TNHH HT Legal VN đưa ra một số lưu ý như sau:
Đối với bên thế chấp: Khả năng bị “mất” tài sản: Nếu bên vay dùng tài sản của bên thứ ba thế chấp mà không có khả năng trả hoặc không muốn trả nợ, ngân hàng sẽ xử lý tài sản để thu hồi nợ, khi đó Quý khách hàng có thể sẽ mất tài sản thế chấp đó;
Do đó bên thế chấp phải hết sức lưu ý trước khi dùng tài sản của mình để cho bên vay mượn dùng làm tài sản đảm bảo. Để bảo đảm an toàn cho mình bên thế chấp cần nắm được năng lực tài chính, khả năng thanh toán nợ của bên vay… sau đó mới quyết định việc có dùng tài sản để cho bên vay thế chấp hay không.
Về phía bên vay, họ phải tuân thủ các nghĩa vụ, trách nhiệm sau đây để bảo đảm an toàn cho tài sản thế chấp của bên thứ ba như sau:
– Trả nợ đúng hạn và đầy đủ theo các điều khoản đã thỏa thuận với Ngân hàng, bên cho vay;
– Duy trì tính minh bạch và cung cấp thông tin chính xác về tình hình tài chính và khả năng thanh toán của mình;
– Liên hệ với người cho vay nếu gặp khó khăn trong việc trả nợ và cố gắng tìm kiếm các giải pháp phù hợp;
– Tuân thủ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vay mượn;
– Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản thế chấp như thương lượng gia hạn thời hạn trả nợ… do không trả nợ đúng hạn để đảm bảo tài sản thế chấp không bị thay thế thực hiện nghĩa vụ của bên vay.
Để bảo đảm an toàn hơn khi cho mượn tài sản để người khác vay vốn nói chung và trường hợp Quý khách hàng nêu trên, Quý khách hàng cần tham vấn luật sư có chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ đưa ra các giải pháp, lời khuyên hữu ích để bảo vệ tối đa các quyền lợi của Quý khách hàng.
Công ty Luật TNHH HT Legal VN có đội ngũ luật sư, cố vấn cao cấp chuyên về lĩnh vực bạn đang băn khoăn, luôn sẵn sàng lắng nghe những thông tin và hỗ trợ Quý khách hàng.
Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:
Phó Giám đốc Nguyễn Thị Hoa hoặc Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Luật sư tư vấn Hà Nội theo thông tin sau:
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
VP3: 5 Ngách 252/115 Tây Sơn, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: [email protected] Hotline: 0961614040 – 0922224040 – 0945174040
1 Comment
ayivxqvier
Muchas gracias. ?Como puedo iniciar sesion?