Không khó để có thể thấy được rằng, tại hầu hết các trạm xăng dầu đều treo bảng: “CẤM HÚT THUỐC, CẤM SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI” khi đổ xăng. Nhưng hiện trạng lại đi ngược với quy định, người dân vẫn luôn hút thuốc, sử dụng điện thoại tại các trạm xăng dầu và cho rằng đây là chuyện bình thường. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Trong trường hợp xảy ra thiệt hại thì có bị xử phạt hay không? Sau đây, hãy cùng Công ty Luật TNHH HT Legal VN tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý:
- Thông tư 15/2020/TT-BCT về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu;
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử;
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Nội dung:
- Quy định của pháp luật về quy chuẩn thiết kế cửa hàng xăng dầu:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 12 của Thông tư 15/2020/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu quy định trang thiết bị phòng cháy chữa cháy như sau:
“1. Tại cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy, biển cấm lửa, biển cấm sử dụng điện thoại di động ở các vị trí dễ thấy, dễ đọc;
2. Cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp để chữa cháy theo quy định tại TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng và theo quy định tại quy chuẩn này…”
Theo đó thì tại mỗi cửa hàng xăng dầu đều phải thực hiện việc niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, không những để cho người dân thực hiện theo mà còn cho cả nhân viên tại cửa hàng thực hiện. Việc treo bảng, tiêu lệnh như “ Chữa cháy”, “ Biển cấm lửa”, “Biển cấm sử dụng điện thoại di động” là một việc quan trọng khi chấp hành quy định pháp luật.
Mặt khác, tại các cửa hàng xăng dầu cũng phải trang bị các phương tiện kỹ thuật để thuận tiên cho việc chữa cháy ban đầu nhằm khi xảy ra trường hợp khẩn cấp. Các phương tiện kỹ thuật này cũng phải được kiểm tra, thông qua theo quy định tại TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng.
- Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy tại trạm xăng dầu thì bị xử lý như thế nào?
Tuy pháp luật đã quy định về trang thiết bị cũng như những hành vi cấm tại các trạm xăng dầu. Nhưng vẫn có người không chịu chấp hành, liệu nếu xảy ra thiệt hại cháy nổ, hơn hết tính mạng con người. Nhất là vừa gây nguy hiểm cho người thực hiện hành vi, thứ hai là vừa gây nguy hiểm cho cả những người xung quanh. Vậy trong trường hợp đó ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm? Người vi phạm sẽ bị xử phạt như thế nào? Theo Luật sư HT Legal VN thì sẽ tùy vào mức độ, tính chất và trường hợp mà người vi phạm hút thuốc, bấm điện thoại tại trạm xăng dầu sẽ có mức xử phạt phù hợp: Xử phạt hành chính hoặc Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt vi phạm hành chính:
Theo đó, đối với 4 trường hợp quy định tại Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 35. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.”
Ngoài 4 trường hợp trên thì các hành vi hút thuốc, sử dụng điện thoại tại trạm xăng dầu mà dẫn đến cháy, nổ gây thiệt hại lớn về người và của thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy tại Điều 313 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Do đó, chúng ta sẽ căn cứ về mức độ thiệt hại mà hành vi vi phạm gây ra để truy cứu trách nhiệm hình sự với đối tượng vi phạm hút thuốc và sử dụng điện thoại tại các trạm xăng dầu.
Với những quy định trên Luật sư HT Legal VN sẽ bao quát gồm: Thứ nhất, đối với những người hút thuốc, sử dụng điện thoại tại trạm xăng dầu thì có thể bị phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng. Thứ hai, trường hợp người hút thuốc, sử dụng điện thoại gây ra cháy nổ thiệt hại về tính mạng và của thì có thể bị xử lý hình sự cao nhất là 12 năm tù và các hình phạt bổ sung như: Phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là những chia sẻ của Luật sư tại Công ty Luật TNHH HT Legal VN về vấn đề: “HÚT THUỐC, DÙNG ĐIỆN THOẠI Ở CÂY XĂNG CÓ BỊ XỬ PHẠT HAY KHÔNG?” Nếu còn bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý trên hay vấn đề pháp lý khác. Vui lòng liên hệ Luật sư điều hành – Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Phó Giám đốc Nguyễn Thị Hoa theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
VP1: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
VP2: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)
VP3: Số 5 Ngách 252/115, Phố Tây Sơn, P. Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: [email protected] Hotline: 0967687086 – 0901614040
1 Comment
📈 You have received 1 message # 646. Go >>> https://telegra.ph/Go-to-your-personal-cabinet-08-25?hs=8fc6d93933215fb5bfeff1a0fa017bd2& 📈
mei9tj