Ngày nay, dân số gia tăng, xã hội đang ngày càng phát triển, kèm theo đó là những nỗi lo âu về tài chính cũng như vấn đề cơm áo gạo tiền. Người lao động mỗi ngày phải dốc sức làm việc để có thể kiếm được các khoản thu nhập tốt hơn nhằm nâng cao đời sống và có thể lo được cho gia đình mình.
Tuy nhiên, sức lao động của con người chúng ta cũng có những lúc suy thoái tỷ như bị ốm đau, bệnh tật phải nằm viện, hay những lúc mà người phụ nữ của gia đình phải gánh vác một trọng trách mới đó là làm mẹ. Những lúc như vậy, sức khỏe và điều kiện của chúng ta không thể bảo đảm để có thể làm việc được.
Vậy, Nhà nước có chính sách nào để an sinh xã hội cũng như bảo vệ người lao động trong những trường hợp như thế này không? Những khi người lao động nằm viện vì một lý do nào đó thì có được hưởng lương hay bảo hiểm xã hội không? Nếu có thì cần phải đảm bảo những gì để được hưởng những chính sách đó? Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin được giải đáp vấn đề này như sau:
Căn cứ điểm a, b Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội thì “ốm đau” và “thai sản” là một trong 2 trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội. Mặt khác, tại khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”.
🡺 Vậy, khi người lao động nằm viện do ốm đau hay thai sản thì không được trả lương trừ trường hợp có thỏa thuận. Nhưng họ sẽ nhận được tiền trợ cấp từ bảo hiểm xã hội.
Trong những ngày người lao động nghỉ ốm, thai sản thì BHXH chi trả chế độ ốm đau, thai sản. Còn phần doanh nghiệp hỗ trợ thì công ty sẽ có quyền quy định vấn đề này.
Vậy cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đủ điều kiện hưởng trợ cấp từ bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thì khi người bệnh ra viện muốn hưởng bảo hiểm phải có giấy tờ sau:
– Bản chính/bản sao giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh.
– Trường hợp người bệnh khám, chữa bệnh tại nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt của giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám, chữa bệnh tại nước ngoài cấp.
– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được lập bởi người sử dụng lao động.
Trong trường hợp bệnh nhân nằm viện được hưởng chế độ thai sản thì theo quy định tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phải chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Bản sao giấy khai sinh/giấy chứng sinh của con.
– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết.
– Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng sức khoẻ của mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khoẻ chăm sóc con.
– Bản trích sao hồ sơ bệnh án/giấy ra viện của người mẹ (trong trường hợp con chết sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh cho con).
– Giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc dưỡng thai đối với trường hợp tại khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
– Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì phải có bản sao giấy ra viện.
Vì vậy, khi bị đau ốm hoặc nghỉ thai sản thì bạn nên chuẩn bị các loại giấy tờ trên để được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội do Nhà nước mang lại. Đồng thời, bạn có thể thỏa thuận với công ty về mức trợ cấp của công ty mà bạn sẽ nhận được trong khoảng thời gian nghỉ đó, và nếu công ty bạn đã quy định sẵn về việc trả bao nhiêu phần trăm để hỗ trợ cho nhân viên của họ thì đó là điều quá tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu không ty không có quy định thì bạn sẽ phải thỏa thuận một cách thích đáng với công ty. Nếu công ty vẫn không đồng ý thì bạn đừng lo vẫn còn Bảo hiểm xã hội hỗ trợ bạn ở phía sau nhé.
Trên đây là những chia sẻ từ Công ty Luật TNHH HT Legal VN xoay quanh vấn đề trợ cấp khi ốm đau hoặc sinh con. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ về vấn đề pháp lý. Nếu quý độc giả còn thắc mắc hoặc cần liên hệ hỗ trợ thì có thể liên hệ đến Công ty Luật TNHH HT Legal VN:
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
Phó Giám đốc Nguyễn Thị Hoa hoặc Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Luật sư tư vấn Hà Nội theo thông tin sau:
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
(Bên cạnh UBND phường 22)
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
VP3: Số 5 Ngách 252/115 phố Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: [email protected] Hotline: 0967687086 – 0901614040