Skip to content Skip to footer

NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐƯỢC NGHỈ PHÉP NĂM TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC KHÔNG? (LUẬT SƯ TƯ VẤN UY TÍN TẠI HÀ NỘI)

Trong lĩnh vực lao động hiện nay, thông thường trước khi tuyển dụng người lao động vào làm việc cho mình, người sử dụng lao động sẽ cho người lao động thời gian thử việc để hai bên cùng xem xét sự phù hợp. Tuỳ vào loại công việc mà thời hạn thử việc tối đa theo quy định pháp luật là khác nhau, ví dụ các công việc không cần đến trình độ chuyên môn nhiều thì thời hạn thử việc không được quá 06 ngày làm việc, còn các công việc cần đến kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao thì thời hạn thử việc có thể lên đến 180 ngày. 

Vậy liệu trong thời gian thử việc ngắn nêu trên, liệu người lao động có được nghỉ phép năm không? Bài viết sau đây, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin gửi đến quý khách hàng về vấn đề: Người lao động có được nghỉ hằng năm trong thời gian thử việc không?

I. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14;

– Nghị định 145/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/12/2020 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (“Nghị định 145/2020/NĐ-CP”).

II. Nội dung:

1. Điều kiện để người lao động được nghỉ hằng năm/nghỉ phép năm:

Căn cứ theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019:

“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.”

2. Khoảng thời gian được xem là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.

Căn cứ Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định các khoảng thời gian được xem là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động. 

“1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc…

Theo đó, nếu người lao động tiếp tục làm việc sau khi hết thời gian thử việc thì thời gian thử việc đó sẽ được tính vào tổng thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động. Nếu người lao động không tiếp tục làm việc sau thời gian thử việc thì thời gian thử việc sẽ không được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm. 

Như vậy, thời gian thử việc trong trường hợp người lao động không tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sẽ không được quy đổi để hưởng ngày nghỉ hằng năm, người sử dụng lao động cũng sẽ không có nghĩa vụ chi trả cho những ngày phép chưa nghỉ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 trong giai đoạn đang thử việc.

Hiện quy định pháp luật lao động không nêu rõ liệu người lao động trong có được nghỉ hằng năm trong thời gian thử việc hay không, và cũng không có quy định rõ trường hợp nếu người lao động đã nghỉ phép năm nhưng không tiếp tục làm việc sau thời gian thử việc thì người lao động có phải hoàn trả hay khấu trừ vào lương thử việc số tiền tương ứng với tiền lương những ngày nghỉ hằng năm đã được ứng trước hay không. Do đó, các vấn đề này sẽ dựa theo thoả thuận dựa các bên. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường không đồng ý việc ứng trước, cho người lao động nghỉ trước những ngày nghỉ hằng năm trong thời gian thử việc để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết về vấn đề người lao động có được nghỉ hằng năm trong thời gian thử việc không. Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn về pháp lý cho cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực lao động, tuân thủ lao động nội bộ, soạn thảo, rà soát hợp đồng lao động, nội quy lao động,…theo quy định của pháp luật.

Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

Phó Giám đốc Nguyễn Thị Hoa hoặc Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Luật sư tư vấn Hà Nội theo thông tin sau:

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: 5 Ngách 252/115 Tây Sơn, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Email: [email protected] Hotline: 0961614040 – 0922224040 – 0945174040

Leave a comment

Mạng xã hội
Chúng tôi giải quyết các vấn đề của bạn trong khu vực tư nhân và hỗ trợ doanh nghiệp của bạn.
 

Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo, vui lòng trao đổi với Luật sư, Chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế. Yêu cầu phải trích dẫn nguồn khi sao chép và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung các trang được mở ra ở cửa sổ mới.

Liên hệ
  • Trụ sở chính: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
  • VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
  • VP2: Số 5 Ngách 252/115 Phố Tây Sơn, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
  • Hotline: 09 6768 7086
  • Hotline: 09 0161 4040
  • Email: [email protected]
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

    Website cùng hệ thống

    © 2024. Copyright HT Legal VN Law Firm

    Ngôn Ngữ »
    All in one