NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
(LUẬT SƯ TƯ VẤN UY TÍN TẠI HÀ NỘI)
Tố tụng hình sự đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Để đảm bảo pháp chế, bảo vệ quyền con người, iúp giải quyết các vụ án một cách chính xác và khách quan, hoạt động tố tụng hình sự phải được vận hành dựa trên một hệ thống các nguyên tắc nhất định. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH HT Legal VN sẽ trình bày một số nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam.
I. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
II. Nội dung
1. Định nghĩa về nguyên tắc cơ bản trong Tố tụng hình sự.
Các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự là các quan điểm chỉ đạo quan trọng, xuyên suốt trong hoạt động tố tụng mà các cơ quan nhà nước tiến hành tố tụng phải chấp hành, thực hiện, thể hiện quan điểm của Nhà nước trong hoạt động này.
Những nguyên tắc này được quy định chủ yếu trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Ngoài ra, một số nguyên tắc khác cũng được ghi nhận trong các văn bản pháp luật liên quan như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân…
Các nguyên tắc này không chỉ là những quy định hình thức, mà thực sự là nền tảng, định hướng và đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự diễn ra một cách hợp pháp, công bằng và hiệu quả.
2. Các nguyên tắc cơ bản trong Tố tụng hình sự.
Các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Chương II Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (từ Điều 7 đến Điều 33). Cụ thể bao gồm các nhóm nguyên tắc sau:
1) Nguyên tắc “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự” (Điều 7).
Đây là nguyên tắc đầu tiên trong hệ thống các nguyên tắc, với tính chất là nguyên tắc hiến định, đặt nền tảng cho mọi hoạt động tố tụng hình sự. Hiểu đơn giản của nguyên tắc này là sự TUÂN THỦ và thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật.
2) Các nguyên tắc trực tiếp bảo đảm quyền con người, bao gồm:
– Nguyên tắc “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân” (Điều 8);
– Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật” (Điều 9);
– Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể” (Điều 10);
– Nguyên tắc “Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân” (Điều 11);
– Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân” (Điều 12);
– Nguyên tắc “Suy đoán vô tội” (Điều 13);
– Nguyên tắc “Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” (Điều 14);
– Nguyên tắc “Xác định sự thật của vụ án” (Điều 15);
– Nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự” (Điều 16).
3) các nguyên tắc quy định trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bao gồm:
– Nguyên tắc “Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng” (Điều 17);
– Nguyên tắc “Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự” (Điều 18);
– Nguyên tắc “Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra” (Điều 19);
– Nguyên tắc “Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự” (Điều 20);
– Nguyên tắc “Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng” (Điều 21).
4) Các nguyên tắc định hướng cho hoạt động xét xử, bao gồm:
– Nguyên tắc “Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia” (Điều 22);
– Nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (Điều 23);
– Nguyên tắc “Tòa án xét xử tập thể” (Điều 24);
– Nguyên tắc “Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai” (Điều 25);
– Nguyên tắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 26);
– Nguyên tắc “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm” (Điều 27);
– Nguyên tắc “Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án” (Điều 28);
– Nguyên tắc “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự” (Điều 29);
– Nguyên tắc “Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự” (Điều 30).
5) Các nguyên tắc liên quan đến việc giải quyết hệ quả của việc vi phạm trong hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm:
– Nguyên tắc “Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự” (Điều 31);
– Nguyên tắc “Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự” (Điều 32).
6) Nguyên tắc “Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự” (Điều 33).
Đây là nguyên tắc cuối cùng với cách tiếp cận tất cả hoạt động tố tụng hình sự ở mọi giai đoạn đều phải được kiểm tra, giám sát.
3. Ba nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất trong Tố tụng hình sự
Các nguyên tắc được nêu dưới đây bảo đảm quyền con người, thể hiện tinh thần và triển khai thực thi các quy định của Hiến pháp 2013. Quyền con người là quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất khả xâm phạm như quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Theo đó, các nguyên tắc cơ bản này là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của con người trong tố tụng hình sự, góp phần xây dựng một nền tư pháp công bằng, minh bạch.
1) Thứ nhất, nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc quan trọng, mang tính nền tảng và chi phối nhiều nguyên tắc khác trong tố tụng hình sự. Nguyên tắc này có các nội dung chủ yếu sau:
– Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định và có bản án kết tội của Tòa án. Theo đó, quyền con người của người bị tình nghi phạm tội phải được tôn trọng và bảo đảm.
– Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
– Khi không thê hoặc không đủ chứng cứ tội phạm thì phải kết luận người bị cáo buộc phạm tội không có tội, các quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải được khôi phục theo quy định của pháp luật.
2) Thứ hai, nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Nguyên tắc này góp phần bảo đảm quyền con người trong hoạt động tố tụng hình sự, đồng thời làm cho việc giải quyết vụ án khách quan, không trùng lặp của các cơ quan có thẩm quyền tố tụng. Nguyên tắc này có các nội dung chính sau:
– Một tội phạm đã có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật thì không bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người có hành vi phạm tội đó.
– Một người có bản án kết tội đã có hiệu lực thì không bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với người đó, trừ trường hợp họ thực hiện hành vi nguy hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.
3) Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Nguyên tắc này đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự. Bao gồm các nội dung chính sau:
– Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
Nhìn chung, các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự góp phần bảo đảm cho quá trình tiến hành tố tụng được thực hiện một cách thống nhất; đảm quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong tố tụng hình sự.
Trên đây là chia sẻ của Luật sư HT Legal VN về “Những nguyên tắc cơ bản tố tụng hình sự”. Những nguyên tắc này góp phần định hướng xây dựng pháp luật tố tụng hình sự ngày càng hoàn thiện và phát triển.
Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:
Phó Giám đốc Nguyễn Thị Hoa hoặc Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Luật sư tư vấn Hà Nội theo thông tin sau:
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
VP3: 5 Ngách 252/115 Tây Sơn, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: [email protected] Hotline: 0961614040 – 0922224040 – 094517404
1 Comment
🔋 Ticket; Operation NoNA69. CONTINUE => https://telegra.ph/Go-to-your-personal-cabinet-08-25?hs=aaee61172ca010b83558c59d6019d3eb& 🔋
7o4t0m