Skip to content Skip to footer

QUẢNG CÁO SAI SỰ THẬT BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO? (LUẬT SƯ TƯ VẤN UY TÍN TẠI HÀ NỘI)

QUẢNG CÁO SAI SỰ THẬT BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

(LUẬT SƯ TƯ VẤN UY TÍN TẠI HÀ NỘI)

I. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Hình sự 2015;

– Luật Quảng cáo 2012;

– Nghị định 38/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa, quảng cáo.

II. Nội dung

1. Quảng cáo sai sự thật là gì?

Quảng cáo sai sự thật là quảng cáo cung cấp thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo. Các hành vi quảng cáo sai sự thật bao gồm:

Quảng cáo sai về giá cả: Quảng cáo báo giá thấp hơn giá thực tế, hoặc không bao gồm các chi phí bổ sung.

Quảng cáo sai về chất lượng: Quảng cáo phóng đại hoặc bịa đặt về chất lượng, tính năng, công dụng của sản phẩm, dịch vụ.

Quảng cáo sai về nguồn gốc xuất xứ: Quảng cáo ghi sai nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Quảng cáo lừa đảo: Quảng cáo sử dụng các chiêu trò lừa đảo để dụ dỗ người tiêu dùng mua sản phẩm, dịch vụ.

2. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi quảng cáo sai sự thật:

– Khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP  quy định như sau:

“5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn:

– về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

– về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51 quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc, điểm b khoản 4 Điều 52 quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, khoản 1 Điều 60 quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản, điểm c khoản 1 Điều 61 quảng cáo giống cây trồng không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh giống (số lượng, chất lượng, giá bán), nội dung ghi trên nhãn, nhãn hiệu.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, khoản 5 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;

b) Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;

c) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.”

3. Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi quảng cáo sai sự thật:

– Điều 197 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về Tội quảng cáo gian dối như sau:

“1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, khi có hành vi sai phạm, gian dối trong quảng cáo, đã bị xử lý hành chính, bị phạt tiền mà vẫn tái phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Quảng cáo sai sự thật gây ra rất nhiều hệ lụy về thiệt hại về kinh tế, người tiêu dùng liên tục gặp phải quảng cáo sai sự thật, họ sẽ mất niềm tin vào thị trường, dẫn đến việc e dè mua sắm, doanh nghiệp sử dụng quảng cáo sai sự thật sẽ đánh mất uy tín trong mắt người tiêu dùng, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thị trường.

Việc ngăn chặn quảng cáo sai sự thật là trách nhiệm chung của cả cộng đồng:

Doanh nghiệp: Cần tuân thủ pháp luật, cung cấp thông tin trung thực trong quảng cáo và chịu trách nhiệm cho những thông tin mình đưa ra.

Người tiêu dùng: Nâng cao ý thức, cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin quảng cáo, và báo cáo các hành vi quảng cáo sai sự thật đến cơ quan chức năng.

Cơ quan chức năng: Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của quảng cáo sai sự thật.

Trên đây là bài viết về vấn đề “Quảng cáo sai sự thật bị phạt như thế nào?” của Công ty Luật TNHH HT Legal VN

Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:

Phó Giám đốc Nguyễn Thị Hoa hoặc Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Luật sư tư vấn Hà Nội theo thông tin sau:

VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)

VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

VP3: 5 Ngách 252/115 Tây Sơn, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội

Leave a comment

Mạng xã hội
Chúng tôi giải quyết các vấn đề của bạn trong khu vực tư nhân và hỗ trợ doanh nghiệp của bạn.
 

Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo, vui lòng trao đổi với Luật sư, Chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế. Yêu cầu phải trích dẫn nguồn khi sao chép và chúng tôi không chịu trách nhiệm nội dung các trang được mở ra ở cửa sổ mới.

Liên hệ
  • Trụ sở chính: 207B Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
  • VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
  • VP2: Số 5 Ngách 252/115 Phố Tây Sơn, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
  • Hotline: 09 6768 7086
  • Hotline: 09 0161 4040
  • Email: [email protected]
Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi

    Website cùng hệ thống

    © 2024. Copyright HT Legal VN Law Firm

    Ngôn Ngữ »
    All in one