THỦ TỤC THAY ĐỔI HỌ TÊN ĐỐI VỚI NGƯỜI THÀNH NIÊN
(LUẬT SƯ TƯ VẤN UY TÍN TẠI HÀ NỘI)
Do một số lý do khác nhau như: tên không đẹp làm ảnh hưởng đến công việc làm ăn hay tên trùng lặp, đụng chạm đến người thân trong gia đình nên sẽ có những trường hợp muốn đổi sang một tên mới.
Vậy, đối với người thành niên, thủ tục thay đổi họ tên sẽ được tiến hành như thế nào? Điều kiện nào được pháp luật cho phép đổi tên. Bài viết dưới đây, Công ty TNHH HT Legal VN xin chia sẻ một số quy định liên quan đến vấn đề này.
I. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13;
– Luật Hộ tịch 2014 số 60/2014/QH13.
II. Nội dung
1. Người thành niên có được thay đổi họ tên không?
Căn cứ vào Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 về quyền được thay đổi họ của cá nhân và Điều 28 Bộ luật Dân sự về quyền thay đổi tên của cá nhân như sau:
Nội dung |
|
Trường hợp cá nhân được đổi họ |
Căn cứ: Điều 27. Quyền thay đổi họ Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau: – Từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ. – Từ họ của cha/mẹ đẻ sang cha/mẹ nuôi khi cha mẹ nuôi có yêu cầu. – Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha; mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ. – Đổi họ theo yêu cầu của cha mẹ đẻ hoặc con khi đã xác định cha mẹ cho con. – Khi người lưu lạc tìm ra được nguồn gốc, huyết thống của mình. – Đổi họ khi có yếu tố nước ngoài: + Đổi họ theo họ chồng hoặc theo họ vợ để phù hợp với pháp luật nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân; + Lấy lại họ trước khi kết hôn với người nước ngoài; – Khi cha mẹ thay đổi họ. – Trường hợp khác. |
Trường hợp cá nhân được đổi tên |
Căn cứ: Điều 28: Quyền thay đổi tên Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây: – Người có tên yêu cầu khi tên cũ gây hiểu nhầm, nhầm lẫn ảnh hưởng tình cảm gia đình, danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó. – Khi cha mẹ nuôi yêu cầu đổi tên cho con nuôi hoặc con nuôi/cha mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên cũ khi người con nuôi đã thôi làm con nuôi. – Khi xác định được cha mẹ con: Người con hoặc cha mẹ đẻ yêu cầu. – Khi người lưu lạc tìm ra được nguồn gốc huyết thống của mình. – Đổi tên khi có yếu tố nước ngoài: + Đổi tên để phù hợp với pháp luât nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân. + Lấy lại tên trước khi kết hôn với người nước ngoài. – Khi xác định lại giới tính hoặc chuyển giới. – Trường hợp khác. |
Lưu ý: |
– Khi đổi họ, tên của người từ đủ 09 tuổi phải được người đó đồng ý. – Việc đổi họ, tên không làm chấm dứt hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của người đó theo tên, họ cũ. |
Như vậy, theo quy định trên, pháp luật không giới hạn độ tuổi khi thay đổi họ, tên của công dân. Nếu cá nhân thuộc một trong các trường hợp được đổi họ, tên thuộc Điều 27, Điều 28 của Bộ luật dân sự 2015 và cung cấp đủ giấy tờ, hồ sơ hợp lệ để đổi họ, tên thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc đổi tên cho mình.
2. Trinh tự, thủ tục thay đổi họ tên
a. Hồ sơ:
Căn cứ Điều 28 và Điều 47 Luật Hộ tịch năm 2014, hồ sơ người yêu cầu thay đổi họ, tên cần chuẩn bị để nộp và xuất trình gồm:
+ Tờ khai thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc;
+ Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi họ tên như: Tùy từng trường hợp khác nhau mà người yêu cầu phải nộp các loại giấy tờ khác nhau.
+ Giấy khai sinh bản gốc: Phải nộp giấy này để cán bộ tư pháp hộ tịch ghi chú thông tin về họ, tên mới của người yêu cầu vào mặt sau của giấy khai sinh.
+ Giấy tờ cần xuất trình: Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người yêu cầu, giấy ủy quyền (nếu có)
b. Cơ quan giải quyết
Theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 vê Thẩm quyên đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc quy định;
“Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước, xác định lại dân tộc”
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi trở lên thì đã được pháp luật cho phép tự mình thực hiện thủ tục đổi tên với cơ quan nhà nước; Trường hợp chưa đủ 14 tuổi thì việc thay đổi họ, tên do người đại diện theo pháp luật/người giám hộ của trẻ thực hiện.
c. Trình tự thực hiện
Bước 1. Nộp hồ sơ
Bước 2. Giải quyết hồ sơ. Trong đó, việc giải quyết hồ sơ do công chức tư pháp hộ tịch cấp huyện thực hiện. Nếu hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp hộ tịch sẽ thực hiện các bước sau đây:
1) Ghi và ký vào sổ hổ tịch
2) Yêu cầu người đăng ký thay đổi họ, tên ký vào sổ hộ tịch.
3) Báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu
4) Ghi tên mới, họ mới vào giấy khai sinh
Trường hợp không thực hiện đổi họ, tên tại nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì nơi tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục khai sinh đến Uỷ ban nhân dân đã đăng ký khai sinh trước đây để ghi vào sổ hộ tịch thông tin đã thay đổi về họ, tên
d. Lệ phí phải nộp
Lệ phí thay đổi họ, tên được nêu tại khoản 3 Điều 3 và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính, lệ phí vê hộ tịch thuộc thẩm quyền quy định chi tiết của Hội đồng nhân cấp tỉnh: Với từng tỉnh, thành khác nhau, mức lệ phí phải nộp khi thay đổi họ, tên cũng được quy định khác nhau.
Trên đây là một số chia sẻ pháp lý nội dung liên quan đến vấn đề thay đổi họ, tên và thủ tục khi thay đổi họ tên đối với công dân Việt Nam.
Hân hạnh đón tiếp quý khách hàng theo địa chỉ sau:
Phó Giám đốc Nguyễn Thị Hoa hoặc Luật sư Nguyễn Thanh Trung hoặc Luật sư tư vấn Hà Nội theo thông tin sau:
VP1: 37/12 Hẻm 602 Điện Biên Phủ, P.22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh (Bên cạnh UBND phường 22)
VP2: 207B Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
VP3: 5 Ngách 252/115 Tây Sơn, P. Trung Liệt, Q. Đống Đa, Tp. Hà Nội
Email: [email protected] Hotline: 0961614040 – 0922224040 – 0945174040