Hoạt động thu hồi nợ là hoạt động bình thường và diễn ra thường xuyên của Ngân hàng, nhằm xử lý và thu hồi các khoản nợ có vấn đề nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Hoạt động thu hồi nợ này sẽ được chuẩn hóa thành quy trình và quy trình thu hồi nợ của Ngân hàng thường luôn tuân thủ theo các quy định của pháp luật, theo đó với những khách hàng không đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn, Ngân hàng sẽ kích hoạt quy trình thu hồi nợ bằng việc tiến hành thực hiện biện pháp nghiệp vụ thu hồi nợ.
Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH HT Legal VN chia sẻ với bên vay, bên thế chấp những lưu ý khi Ngân hàng tiến hành thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm của mình.
1. Làm gì khi Ngân hàng tiến hành thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm ?
Với kinh nghiệm xử lý các vụ việc tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp hiện nay, Công ty Luật TNHH HT Legal VN nhận thấy rằng, trừ các hành vi cố ý trốn nợ từ đầu hoặc không có kế hoạch sử dụng tiền vay hợp lý, cũng như không có ý thức, kế hoạch trả nợ cụ thể. Còn lại, nguyên nhân nợ quá hạn xuất phát từ nguyên nhân khách quan như: Công việc làm ăn thất bại, thua lỗ; kinh doanh khó khăn do thị trường, đầu tư thất bại; Sự cố, rủi ro bất ngờ xảy ra hoặc xảy ra liên tục khiến cá nhân, doanh nghiệp lao đao, mất khả năng thanh toán nợ và những nguyên nhân khách quan khác.
Thực tế, không ai mong muốn để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu dẫn đến phải mất uy tín, xấu mặt hoặc bị Ngân hàng thông tin ra cộng đồng và xử lý nợ theo quy định pháp luật. Nhưng nếu bị phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu Ngân hàng thì bên vay, bên thế chấp phải làm gì?
– Không nên trốn nợ Ngân hàng, nói dễ hiểu là trốn nợ không hề dễ dàng vì thông thường các giao dịch/hợp đồng Ngân hàng làm theo mẫu, chặt chẽ và tuân thủ pháp luật. Ngoài ra việc trốn (không liên hệ được, không phản hồi) là hành vi nguy hiểm cho bản thân bên vay, bên thế chấp vì có thể bị xử lý hình sự theo những tội danh liên quan hành vi chiếm đoạt tài sản.
– Chuẩn bị tâm lý đối mặt với nợ nần và tìm phương án xử lý nợ hoặc xử lý tài sản thế chấp một cách chủ động và tích cực.
– Tìm hiểu, trang bị kiến thức pháp luật có liên quan đến hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và quy định về phát mại tài sản bảo đảm.
– Tham vấn Luật sư hoặc Công ty Luật có uy tín, chuyên môn về lĩnh vực xử lý nợ Ngân hàng để được tư vấn và cho lời khuyên về vấn đề của quý khách hàng. Cần thiết nhờ Luật sư hoặc Công ty Luật có uy tín và chuyên môn đi theo từ đầu, đại diện làm việc với Ngân hàng và các bên có liên quan nhằm đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
– Chuẩn bị kế hoạch trả nợ và cùng với Luật sư của mình làm việc với Ngân hàng để xin cơ cấu lại nợ, cơ cấu nợ trong giai đoạn xử lý nợ hoặc đàm phán về việc miễn giảm lãi, miễn phí hoặc phương thức xử lý tài sản bảo đảm phù hợp pháp luật, đảm bảo tối đa quyền, lợi ích của bên vay, bên thế chấp.
– Chủ động rao bán tài sản, tìm người mua tài sản và chuẩn bị kế hoạch bán tài sản sao cho đảm bảo lợi ích về giá cả (ngay cả chủ động giảm giá phù hợp hoàn cảnh) và giấy tờ pháp lý.
– Trường hợp bị Ngân hàng tiến hành thu giữ tài sản hoặc tiến hành bán đấu giá tài sản hoặc bị khởi kiện ra Tòa án thì bên vay, bên thế chấp phải tự trang bị kiến thức pháp luật tương ứng hoặc tham vấn Luật sư, nhờ Luật sư đại diện bảo vệ quyền, lợi ích của mình.
– Tuyệt đối không thể hiện thái độ thách thức hoặc bất hợp tác trong bất cứ giai đoạn nào của hoạt động xử lý nợ Ngân hàng nhưng không bao giờ buông bỏ hoặc mặc kệ để cho Ngân hàng muốn làm sao thì làm, vì điều này chỉ làm cho trình trạng xấu đi, chưa kể những tiêu cực hoặc sự thiếu khách quan của cán bộ xử lý nợ Ngân hàng trong việc phát mại, bán đấu giá tài sản hoặc những lợi ích khác gây ảnh hưởng xấu đến bên vay, bên thế chấp.
– Ngoài ra, HT Legal VN lưu ý bên vay, bên thế chấp rằng: Hoạt động thu hồi nợ là của Ngân hàng chứ không có sự giúp sức hoặc trợ giúp bất hợp pháp nào từ phía chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nào cả? cũng không bao giờ có chuyện Ngân hàng thuê thành phần xấu trong xã hội đòi nợ vì điều này là hoàn toàn trái pháp luật. Vậy nên, bạn cứ yên tâm nợ là nợ của bạn nhưng nhà cũng là nhà của bạn, trừ khi có quyết định của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án, Công An, Thi hành án …) xử lý khoản nợ, tài sản của bạn theo luật định.
2. Tại sao nên cần sự tham vấn và đại diện của Luật sư ?
Trước hết phải khẳng định Luật sư ở đây là nói đến các Luật sư chuyên về xử lý nợ Ngân hàng và Công ty Luật chuyên nghiệp, có thế mạnh đặc thù như Công ty Luật TNHH HT Legal VN. Các hoạt động tư vấn và triển khai dịch vụ pháp lý của các đơn vị/cá nhân không chuyên sẽ không đem lại hiệu quả cao mà ngược lại tính bất lợi rất lớn. Yếu tố thời gian, giá trị tài sản, nắm điểm yếu điểm mạnh, quyết định đưa ra phương án nhanh chóng, chính xác là tiên quyết trong thương lượng các vụ việc này.
Với năng lực, kiến thức và trải nghiệm thực tế của HT Legal VN, chúng tôi thực hiện:
+ Xem xét, đánh giá toàn bộ hồ sơ, tài liệu và phân tích điểm mạnh yếu của khách hàng. Từ đó, đưa ra hướng đi phù hợp cho vấn đề pháp lý của khách hàng.
+ Xác định hướng giải quyết và tư vấn cho khách hàng tất cả các quy định pháp luật liên quan, quyền của khách hàng theo luật định, những biện pháp, giải pháp sẽ thực hiện tuỳ từng vụ việc, từng tình huống.
+ Hướng dẫn và chuẩn bị các chứng cứ, hồ sơ tài liệu có lợi.
+ Ra thông báo, văn bản để mời Ngân hàng đến làm việc, đưa ra các tình huống, ý kiến để thương lượng và thoả thuận. Ngoài ra, đưa ra các đề xuất để biến sự bị động thành chủ động.
+ Trực tiếp đại diện khách hàng làm việc với Ngân hàng và các bên có liên quan để chủ động khiếu nại, khởi kiện hoặc đề xuất theo hướng có lợi cho khách hàng.
+ Đưa ra giải pháp hiệu quả và kịp thời nhằm ngăn chặn và đáp trả hành vi có hướng đe doạ trái pháp luật, gây áp lực hoặc tiến hành thu giữ, xử lý tài sản thế chấp của Ngân hàng.
Với sự chuyên nghiệp của mình, bên cạnh giải pháp pháp lý thì giải pháp tài chính và giải pháp quản trị rủi ro của HT Legal VN góp phần xử lý dứt điểm vấn đề, vì suy cho cùng Ngân hàng muốn thu hồi tiền nợ, còn khách hàng thì muốn trả nợ và việc rao bán tài sản, chuyển nhượng tài sản hoặc huy động tiền là đích đến cuối cùng. Quan trọng là thoả thuận hoặc đấu tranh để tính toán thiệt hơn trong mối quan hệ tranh chấp này như thế nào thôi.
Cuối cùng, với phạm vi bài viết này, HT Legal VN hướng đến sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề pháp lý của bên vay – bên thế chấp, với mong muốn đưa ra giải pháp pháp lý chuyên nghiệp, hiệu quả và giúp bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng.
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
Email: [email protected] Hotline: 0967687086 – 0901614040
4 Comments
📇 + 0.75988509 BTC.GET - https://telegra.ph/Ticket--6974-01-15?hs=c4d1dc7ac824731e6a8c74a1dbe2b511& 📇
gbowqw
🔉 Notification: You got a transfer #LA27. VERIFY >>> https://telegra.ph/Go-to-your-personal-cabinet-08-25?hs=c4d1dc7ac824731e6a8c74a1dbe2b511& 🔉
c589kk
Nhuan Le Quang Duc
Bài viết hữu ích, cám ơn Luật sư rất nhiều
Le Viet Anh
Bài viết rất hay và hữu ích, cám ơn Luật sư.