Việc nhận di sản thừa kế đã không còn xa lạ với chúng ta, nhưng để thực hiện các thủ tục một cách hợp pháp và nhanh chóng thì không phải ai cũng nắm được. Vì vậy, thông qua bài viết này Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin chia sẽ đến mọi người thủ tục khai nhận di sản thừa kế và đăng bộ sang tên.
I. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Dân sự năm 2015
– Luật Công chứng năm 2014
II. Nội dung
1. Khai nhận di sản thừa kế là gì?
Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng thì Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
2.1 Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng gồm có:
– Phiếu yêu cầu công chứng
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đấtcủa người để lại di sản.
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế(Trường hợp thừa kế theo pháp luật)
– Bản sao di chúc(Trường hợp thừa kế theo di chúc).
– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
– Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu,giấy tờ xác nhận nơi cư trú/sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;
– Tài liệu khác (nếu có)
3. Hồ sơ thủ tục đăng bộ sang têncho việc khai nhận di sản thừa kế
3.1 Hồ sơ:
Trên thực tế, tùy thuộc vào nơi bạn thực hiện thủ tục mà hồ sơ có thể yêu cầu khác nhau, tuy nhiên thì hồ sơ cơ bản đối với việc khai nhận di sản thừa kế gồm có:
– Đơn đăng ký biến động(2 bản chính)
– Tờ khai thuế TNCN (1 bản chính)
– Tờ khai thuế trước bạ (1 bản chính)
– Văn bản khai nhận di sản(1 bản chính, 1 bản sao y, 1 bản photo)
– Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đấtcủa người để lại di sản đó (1 bản chính, 1 bản sao y, 2 bản photo).
– Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (1 bản chính, 2 bản photo)
– CMND/CMND/Hộ chiếu và giấy tờ xác nhận nơi cư trú/sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người nhận thừa kế(2 bản sao)
– Thông báo thuế trước bạ (tên chủ cũ) (3 bản photo)
– Giấy ủy quyền (nếu có) (1 bản chính, 2 bản photo)
– Giấy khai sinh, giấy chứng tử của người để lại di sản (1 bản sao)
– Tài liệu khác (Nếu có)
3.2 Quy trình
Bước 1: Lập và công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
Các bên đến cơ quan công chứng lập văn bản khai nhận di sản thừa kế. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập văn bản khai nhận di sản thừa kế, các bên phải kê khai lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, nếu quá thời hạn trên sẽ bị phạt theo quy định của nhà nước.
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính
Kê khai nghĩa vụ tài chính (tại Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có nhà đất).
Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày làm việc. Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Bước 3: Đăng bộ sang tên nhà đất
Đăng bộ sang tên nhà đất tại Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi có nhà đất.
Thời hạn đăng bộ sang tên nhà đất là 15 ngày làm việc.
Bước 4: Nộp đủ lệ phí theo quy định và nhận kết quả
Trên đây là nội dung tư vấn cơ bản về thủ tục khai nhận di sản thừa kế và đăng bộ sang tên. Để được tư vấn cụ thể và hiệu quả hơn, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH HT Legal VN theo thông tin sau:
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
Email: [email protected] Hotline: 0967687086 – 0901614040