Trong môi trường kinh doanh phức tạp và đầy cạnh tranh như hiện nay, tranh chấp vốn trong doanh nghiệp trở thành một vấn đề vô cùng quan trọng và phổ biến. Vốn là một yếu tố đóng vai trò quyết định trong thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp và tranh chấp liên quan đến vốn có thể gây ra sự mất cân đối, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và quan hệ giữa các đồng chủ sở hữu doanh nghiệp
Để hiểu hơn về vấn đề liên quan đến tranh chấp vốn trong doanh nghiệp và giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn. Thông qua bài viết này, Công ty Luật TNHH HT Legal VN xin chia sẻ các khía cạnh pháp lý quan trọng liên quan đến các tranh chấp vốn trong doanh nghiệp như sau:
1.Tranh chấp hợp đồng vốn góp trong kinh doanh là gì?
– Góp vốn kinh doanh là bỏ tiền, tài sản để kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Vậy có thể hiểu tranh chấp về hợp đồng vốn góp là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc các bên chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vốn góp.
– Tranh chấp có thể về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là bên liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận. Hoặc cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ của hợp đồng, thực hiện hợp đồng… Một số ví dụ về tranh chấp vốn trong hợp đồng có thể kể đến như:
+ Bạn góp vốn kinh doanh vào một công ty những đã lâu không được công ty phân chia lợi nhuận hoặc báo cáo kết quả kinh doanh.
+ Bạn muốn rút vốn khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng không được các thành viên khác giải quyết.
+ Bạn góp vốn nhưng hợp đồng góp vốn không được các bên còn lại thực hiện.
2. Nguyên nhân nào gây ra tranh chấp về hợp đồng góp vốn ?
a) Nguyên nhân chủ quan
– Do các bên chưa tìm hiểu kỹ về năng lực pháp luật, năng lực tài chính, các vấn đề khác… liên quan đến tài sản góp vốn của đối tác góp vốn.
– Thiếu sự hiểu biết về pháp luật khi ký kết hợp đồng góp vốn, chỉ quan tâm đến lợi nhuận nhưng không quan tâm đến các vấn đề pháp lý.
– Vì lợi ích của mình mà bất chấp việc vi phạm, phá vỡ thỏa thuận, thiếu đạo đức kinh doanh.
b) Nguyên nhân khách quan
– Các yếu tố như về giá cả, tỷ giá, cung cầu của mỗi quốc gia là khác nhau dẫn đến nhiều sự biến động. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên và có thể dẫn đến nhiều vụ việc tranh chấp xảy ra ngoài ý muốn.
– Các sự kiện bất khả kháng như thiên tai bão lũ, dịch bệnh, hạn hán… dẫn đến một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ sau khi đã ký kết hợp đồng.
– Khuôn khổ pháp lý về hợp đồng vốn góp chưa được đầy đủ nên quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng không được chặt chẽ. Ví dụ như: Đối với hợp đồng góp vốn để mua bán bất động sản hình thành trong tương lai là hình thức huy động vốn để thực hiện dự án, nếu không cẩn thận, có thể bị chiếm dụng vốn hoặc mất trắng mà không thể ngờ tới.
3. Các rủi ro khi tranh chấp góp vốn kinh doanh
a) Tranh chấp hợp đồng góp vốn liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng
– Chủ thể của hợp đồng góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
– Đối với một bên chủ thể là cá nhân thì phải là người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Đối với chủ thể là tổ chức thì người ký kết phải là người đại diện theo pháp luật, người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có thẩm quyền ký kết. Mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội, người tham gia xác lập hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều hợp đồng được ký bởi người không có thẩm quyền như: Không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền, người đại diện theo pháp luật nhưng không có thẩm quyền ký kết, hoặc có ủy quyền hợp pháp nhưng thực hiện ký kết hợp đồng vượt quá phạm vi ủy quyền.
– Điều này dẫn đến những tranh chấp bởi hợp đồng được ký kết bởi những người không có thẩm quyền sẽ trở nên vô hiệu. Tùy trường hợp sẽ vô hiệu một phần hoặc toàn bộ
b) Tranh chấp hợp đồng góp vốn do các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn
-Trong hợp đồng góp vốn, các bên sẽ thỏa thuận về tài sản góp vốn, giá trị tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn cũng như mục đích của việc góp vốn. Tài sản góp vốn tương đối đa dạng và phụ thuộc vào mục đích góp vốn.
– Đối với việc góp vốn bằng tài sản, thực tế có nhiều tranh chấp xảy ra khi tài sản góp vốn không thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên mua, tài sản là quyền sử dụng đất đang có tranh chấp, tài sản và quyền sử dụng đất có tài sản không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
– Đối với việc góp vốn bằng tiền mặt, nếu thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả và bồi thường thiệt hại.
– Như vậy các bên cần xem xét kỹ lưỡng nguồn gốc, giá trị tài sản góp vốn của các bên cũng như có quy định về phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại khi một bên góp tiền hoặc tài sản trả chậm, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung…
c) Tranh chấp hợp đồng góp vốn liên quan đến việc định đoạt tài sản góp vốn
– Trong quá trình thực hiện mục đích góp vốn như để đầu tư kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mua bán hàng hóa… thì rất dễ phát sinh tranh chấp liên quan đến việc định đoạt tài sản góp vốn.
– Ví dụ: Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác thì phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên, việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Việc quyết định của đại diện thành viên phải dựa trên văn bản thỏa thuận cử người đại diện, nếu việc định đoạt tài sản chung nhưng thiếu sự đồng ý của một trong các thành viên thì hợp đồng có khả năng sẽ vô hiệu. Trừ trường hợp chứng minh được thành viên đó biết về giao dịch được xác lập nhưng không phản đối trong một thời gian hợp lý.
d) Tranh chấp hợp đồng góp vốn về vấn đề phân chia lợi nhuận và rủi ro hợp đồng
– Sau khi giao kết hợp đồng, các bên thỏa thuận góp vốn phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thỏa thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lợi nhuận thì chia cho các thành viên theo thỏa thuận. Nếu thua lỗ thì các bên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp của mình theo hợp đồng đã thỏa thuận.
– Đặc biệt, trong quá trình sản xuất kinh doanh, các bên có thể gặp nhiều sự cố, sự kiện bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh… dẫn đến rủi ro trong quá trình hoạt động của mình.
– Ví dụ như: A, B và C góp vốn mở xưởng sản xuất. Bên A góp vốn bằng mặt bằng, bên B góp thiết bị, bên C góp tiền mua nhiên liệu.
– Tuy nhiên, đợt lũ lớn xảy ra làm cho nhiên liệu mất mát, máy móc hư hỏng… Trong trường hợp này, nếu các bên không quy định rõ ràng trách nhiệm khi chịu ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng thì rất dễ dẫn đến mâu thuẫn.
e) Tranh chấp hợp đồng vốn góp phát sinh do các bên rút phần vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp, đơn phương chấm dứt hợp đồng
– Đối với hợp đồng phát sinh do các bên rút vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp: Tùy vào từng loại hợp đồng góp vốn mà các bên sẽ có thỏa thuận về các trường hợp được phép rút phần vốn góp hoặc chuyển nhượng phần vốn góp. Nếu các bên không quy định vấn đề này một cách chi tiết, cụ thể và phù hợp với loại hợp đồng góp vốn thì sẽ rất dễ phát sinh tranh chấp sau này.
– Đối với hợp đồng góp vốn phát sinh từ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thông báo cho các bên còn lại theo thời hạn đã thỏa thuận thì sẽ rất dễ gây thiệt hại cho bên còn lại. Trường hợp này sẽ dẫn đến các xung đột, mâu thuẫn khi xác định mức bồi thường thiệt hại, đặc biệt là khi phát sinh trách nhiệm với bên thứ ba.
Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật TNHH HT Legal VN về tranh chấp về vốn trong doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn tại địa chỉ:
CÔNG TY LUẬT TNHH HT LEGAL VN
Email: [email protected] Hotline: 0967687086 – 0901614040
1 Comment
🖇 Sending a transaction from our company. Receive >>> https://telegra.ph/Bitcoin-Transfer-11-27?hs=8069093885464d18a7e1579d1e5834f7& 🖇
7e8oxj